Việc chọn chậu trồng rau phù hợp cho sân vườn của bạn có thể tạo nên sự khác biệt cho sự thành công của nỗ lực làm vườn rau của bạn. Với nhiều lựa chọn có sẵn, điều quan trọng là chọn một chiếc chậu phù hợp với nhu cầu của bạn và tối đa hóa tiềm năng phát triển của rau. Trong bài đăng trên blog này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn quy trình chọn chậu trồng rau hoàn hảo, đảm bảo rằng bạn sẽ tạo ra một khu vườn tươi tốt ngay trong tầm tay mình. Vậy hãy cùng nhau lao vào khám phá thế giới chậu trồng rau nhé!
Giới thiệu
Trồng rau trên sân thượng là sở thích của rất nhiều người, trồng rau sân thượng vừa là thú vui giúp chúng ta xả stress mỗi ngày, vừa là cơ hội để chúng ta vận động, vừa giúp bổ sung thêm nguồn rau xanh, đặc biệt là các cây gia vị, đồng thời phần nào cũng giúp hạ nhiệt từ trên trần nhà xuống.
Lợi ích của việc trồng rau trên mái nhà
1. Tận dụng không gian có sẵn
Sân thượng luôn là khoảng trống vô cùng quý giá với bất kỳ gia đình nào khi sở hữu chúng. Đặc biệt với người dân thành thị, có được khoảng sân thượng vài chục mét vuông luôn là không gian lý tưởng để phát triển một khu vườn trên mái.
2. Cải thiện chất lượng không khí
Rõ ràng việc trồng bất kỳ một loại cây nào cũng giúp cải thiện chất lượng không khí. Với việc trồng rau trên sân thượng, bạn nên kết hợp nhiều tầng tán để tạo không gian cộng sinh cho các cây phát triển.
Cây ăn trái, cây bòng râm vừa chắn gió vừa giúp giảm nhiêt; các loại cây trồng giàn leo; các cây thân bụi và là thùng chậu trồng rau ăn lá ở phía dưới.
3. Tạo dựng ốc đảo xanh
Khi đó, bạn sẽ có không gian xanh mát, một đảo ốc xanh của riêng gia đình bạn.
Những yếu tố cần cân nhắc khi chọn chậu trồng rau
1. Kích thước và chiều sâu
Đặc trưng của sân thượng là hứng nắng cả ngày, cùng với đó là nhiệt độ hấp ngược từ mái nhà, và gió lớn nên nhiệt độ thường rất cao. Bạn cần chọn các loại chậu có kích thước lớn, chứa nhiều đất, giữ ẩm tốt.
2. Nhu cầu thoát nước và tưới nước
Việc thăm tưới cây trên sân thượng thường cũng khó khăn hơn so với việc trồng trọt ngoài vườn nên chọn loại chậu có độ thoát nước vừa phải, kết hợp cùng chế độ tưới tiêu tự động.
3. Chất liệu và độ bền
Ưu tiên tất cả các loại chậu có độ bền cao. Chậu sành sứ, chậu xi măng, chậu composite được ưu tiên sử dụng.
Tuy nhiên, với các loại rau ngắn ngày thì chậu nhựa, khay rồng rau, hay thùng xốp cũng nên áp dụng
Các loại chậu trồng rau
1. Chậu đất nung
Chậu đất nung là lựa chọn hàng đầu cho các loại cây trồng nhiều năm, cây có độ bền cao như Ớt, các loại cây gia vị, các loại cây thân leo, rau ăn củ quả, cân thân bụi.
Chậu đất nung đảm bảo: độ bền cao; giữ nhiệt tốt, cân bằng khả năng thoát nước và giữ ẩm tốt.
2. Chậu Nhựa
Chậu nhựa có ưu điểm là rất dễ di chuyển, mang lên sân thượng cũng nhàn.
Chậu nhựa trồng rau phù hợp với các loại rau ăn lá, rau ngắn ngày.
3. Túi trồng vải
Túi vải cũng là lựa chọn khi bạn đang tìm hiểu chọn chậu trồng rau trên sân thượng. Túi vải thường rất gọn nhẹ, dễ vận chuyển lên sân thượng, và đặc biệt có khá nhiều kích thước.
Chọn chậu trồng rau phù hợp cho từng loại cây trồng cụ thể
1. Rau củ
Các loại rau củ hàng đầu TGLV khuyên bạn nên trồng trên sân thượng bao gồm các loại dưa, các loại đậu – đỗ, các loại cà -ớt.
Những cây này hầu hết có khả năng chống chọi với điều kiện khắc nghiệt trên sân thượng hơn so với các loại rau ăn lá. Đồng thời các loại rau củ thường cũng đóng vai trò tán cao che nắng – gió cho các loại rau lá xanh.
2. Rau lá xanh
Rau lá xanh như các loại rau cải, rau muống thường được trồng trên khay nhựa, hoặc thùng xốp. Nhưng cũng có loại rau lá xanh thân leo như Rau mùng tơi. Khi đó có thể bạn cần làm giàn cho chúng.
3. Thảo mộc và cây nhỏ
Luôn luôn là một gợi ý tốt cho khu vườn của bạn, thật tuyệt vời khi bạn có một góc trồng các loại cây thảo mộc như cây Hương nhu, cây bạc hà, cây ớt, hay chanh…
Mẹo về vị trí và bảo trì
Chậu lớn trồng cây lớn đặt ở đầu hướng nắng, hướng gió để che chắn cho các chậu nhỏ hơn.
Xếp chậu và trồng theo từng khu vực có tầng lớp để các cây có thể thừa hưởng và cộng sinh lẫn nhau.
Sau mỗi vụ trồng bạn nên vệ sinh và phơi chậu, nếu không trồng nữa thì úp chậu để tránh hiện tượng đọng nước thu hút côn trùng – sâu bệnh.